Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang chán nản công việc chính là khi bạn luôn uể oải và mệt mỏi vào mỗi buổi sáng thức dậy.
Cho dù đã được ngủ đủ giấc, bạn vẫn không thể tỉnh dậy với cảm giác hào hứng và tràn đầy năng lượng cho một ngày mới bắt đầu. Những cảm giác hứng khởi, mong chờ được tiếp tục công việc đang dang dở không còn nữa. Bạn chỉ cảm thấy lười biếng, ngại ngần khi nghĩ đến con đường tới công ty, công việc và những cuộc họp đang chờ sẵn.
Nói một cách đơn giản hơn, bạn sợ phải bắt đầu làm việc.
Khi không hạnh phúc với công việc của mình, bạn sẽ không còn chút hào hứng với bất kỳ dự án nào sắp tới. Thái độ “không quan tâm” dần hình thành trong tâm trí của bạn, khiến bạn mất đi động lực để cống hiến.
Bạn sẽ chỉ quan tâm đến chuyện “làm xong” công việc của mình mà quên mất rằng “làm tốt” cũng là một đích đến cần hướng tới. Sự chán nản công việc được thể hiện rõ nhất khi bạn chỉ muốn đáp ứng nó ở mức độ tối thiểu, thay vì nghĩ đến những điều mới và tốt hơn cho công ty.
Đọc thêm: Cách Tự Tạo Động Lực Làm Việc Cho Mình
Một dấu hiệu khác là việc bạn khó có thể giữ cho mình sự tập trung cao độ để hoàn thành công việc.
Đó là khi bạn nhận ra mình chưa hoàn thành được gì sau vài tiếng ngồi tại bàn làm việc. Sự tập trung của bạn bị phân tán khắp mọi nơi, từ việc lướt các trang báo mạng, Facebook hoặc Instagram, cho đến ngồi buôn chuyện qua mạng với bạn bè hay người đồng nghiệp đối diện.
Sự phân tâm trong khi làm việc là không thể tránh khỏi, nhưng nếu điều này diễn ra với bạn thường xuyên, đó có thể là một dấu hiệu rõ ràng rằng bạn đang không còn yêu thích công việc của mình.
Một trong những điều tồi tệ nhất của việc chán nản công việc chính là những cảm xúc tiêu cực sẽ luôn đeo bám bạn, dù là trong khoảng thời gian dành để nghỉ ngơi. Điều này ảnh hưởng rõ nhất là khi bạn luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng kể cả trong kỳ nghỉ cuối tuần.
Sự thảnh thơi sẽ bị lấn áp, thay vào đó là cảm giác tiếc nuối khi hai ngày cuối tuần sắp kết thúc và danh sách việc cần làm vào sáng thứ hai của bạn hiện ra. Những áp lực, sự lo lắng và thứ cảm xúc nặng nề sẽ khiến ngày cuối tuần của bạn trở nên đầy mệt mỏi về tinh thần.
Đó là một dấu hiệu không hề tốt để báo cho bạn rằng công việc đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân của bạn như thế nào.
Đọc thêm: Cách “Cầu Cứu” Khéo Léo Khi Sếp Giao Quá Nhiều Việc
Một hệ quả của việc luôn phải đối mặt với áp lực không chỉ là một tinh thần tồi tệ, mà còn là sự giảm sút về thể chất.
Cảm thấy kiệt sức có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy điều đó. Bạn cảm thấy uể oải và buồn ngủ ngay tại bàn làm việc mặc dù đã nghỉ ngơi đầy đủ.
Bạn còn có thể bắt gặp các triệu chứng khác như đau đầu, đau dạ dày, hoa mắt chóng mặt, đau mỏi người, hay thậm chí là chán ăn và khó ngủ về đêm.
Đọc thêm: Cách Chống Buồn Ngủ Khi Đi Làm Hiệu Quả
Khi bạn bắt đầu chán nản công việc, mọi thứ ở công ty dần trở nên không còn phù hợp với bạn. Bạn sẽ nhận thấy có những khác biệt trong cách công ty đang vận hành với cách mà bạn mong muốn.
Việc không còn tương thích với văn hóa cũng như hướng phát triển của công ty sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy không thoải mái khi làm việc và đưa ra các ý tưởng mới.
Thêm vào đó, bạn cũng có thể dần xa cách với các đồng nghiệp. Bạn không còn hào hứng tham gia vào những cuộc nói chuyện, từ chối mọi lời mời cùng ăn trưa hay uống cafe. Bạn chỉ muốn chia sẻ trong phạm vi công việc thay vì nói về những vấn đề đời thường khác. Bạn đang cố tách biệt mình ra khỏi cộng đồng đó.
Sẽ không khó để nhận ra bạn đang chán nản công việc khi bạn thường xuyên phàn nàn về nó với những người xung quanh.
Khi thực sự không hài lòng với công việc của mình, bạn sẽ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để kể với bạn bè và gia đình rằng công việc hiện tại tồi tệ như thế nào. Bạn đang cố tìm kiếm những lời an ủi.
Điều này có thể khiến tinh thần của bạn cảm thấy tốt hơn tại thời điểm đó, nhưng nó không có tác dụng tích cực về mặt lâu dài. Những vấn đề vẫn còn ở đó, và việc nhắc đến chúng trong một thời gian dài sẽ chỉ khiến bạn thêm phiền muộn mà thôi.
Ngay khi bạn nhận ra, mình chỉ còn thực hiện công việc trong phạm vi được yêu cầu từ cấp trên hay thậm chí còn làm ít hơn những gì trong nhiệm vụ. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang chán nản công việc.
Cũng giống như trong một mối quan hệ vậy. Khi bạn ngừng đầu tư thời gian và công sức để vun đắp tình cảm với đối phương, đây cũng là sắp đặt dấu chấm hết cho tình cảm giữa hai người.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang vơi đi năng lượng hăng say lao động. Những gì bạn làm hiện tại chỉ đang cố làm-cho-nốt trách nhiệm của mình với công việc mà thôi.
Đọc thêm: Xử lý khi thất bại trong công việc
Hiếm ai có thể tìm được công việc mơ ước, phù hợp với cả sở thích và nhu cầu lao động cá nhân.
Làm công việc không liên quan đến sở thích đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Tưởng tượng như bạn chỉ đang mãi cố gắng làm việc vì hai chữ “mưu sinh”.
Bạn không cảm nhận được giá trị hay tận hưởng niềm hứng khởi nào khi làm việc – một trong những động lực quan trọng để duy trì năng suất và niềm đam mê với công việc. Chán chường trong công việc lúc này đây cũng là một điều dễ hiểu.
Bạn có thể cảm thấy bế tắc khi làm mãi chỉ ở một vị trí. Cũng chừng ấy công việc, chừng ấy quỹ thời gian lặp đi lặp lại. Sau nhiều năm tháng cống hiến, bạn không còn cơ hội để học hỏi thêm điều hay, không còn được trao cho những bước tiến mới trên con đường sự nghiệp của mình.
Tình trạng này sẽ sinh ra cảm giác “nhàm chán” bởi không có gì đổi mới dành cho bạn. Cảm thấy bồn chồn lúc ấy cũng sẽ thúc đẩy bạn tìm một vị trí khác phù hợp hơn.
Đọc thêm: 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Cần Thay Đổi Công Việc
Nhiều công việc đơn giản hay đặc thù không quá bận rộn sẽ khiến người làm việc cảm thấy quá nhàn rỗi, đâm ra chán nản.
Với một số cá nhân, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, các bạn ấy luôn dồi dào năng lượng, luôn mong muốn được hỏi hỏi và khám phá nhiều thứ, cũng như thử thách bản thân mình.
Nếu tính chất công việc quá “tẻ nhạt”, bản thân bạn sẽ cảm thấy mình không mang lại đóng góp gì to lớn cho sự phát triển của công ty. Dần dà, bạn nhận thấy mình chán ghét cảm giác “rảnh rỗi” này, và rồi kết cục như nào, chắc bạn cũng đoán được.
Những người luôn nỗ lực, có thể gắn bó với một công việc trong nhiều năm, cũng chính bởi vì họ có được mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn phấn đấu mỗi ngày. Mục tiêu càng cao, công việc càng nhiều điều mới mẻ diễn ra và không mang lại cảm giác nhàm chán.
Theo tháp nhu cầu Maslow, mỗi cá nhân chúng ta đều nhu cầu tự nhiên để thể hiện bản thân và được ghi nhận (Self-actualization) trong từng khía cạnh của cuộc sống.
Đối với công việc của chúng ta cũng không ngoại lệ. Sẽ thật thất vọng nếu khả năng của bạn có thể xử lý những công việc phức tạp hơn, nhưng cấp trên chỉ giao bạn làm mãi những công vụ quen thuộc.
Điều này, bằng một cách gián tiếp, đã phủ nhận năng lực, cũng như thể hiện sự ít tín nhiệm của sếp dành cho nỗ lực của bạn.
Về lâu dài bạn sẽ không còn thấy những giá trị tích cực để học hỏi, cảm giác không được quan tâm, và cuối cùng là – chán nản.
Một khi bạn nhận ra mình cảm thấy chán chường hoặc chán nản với công việc của mình. Điều trước mắt cần làm chính là suy ngẫm về cảm xúc của bạn, ngăn chúng ảnh hưởng đến hiệu suất, thái độ của bạn và tinh thần toàn bộ phận.
Bằng các câu tự hỏi bản thân, bạn có thể bước đầu hiểu được bản thân và tìm được giải pháp cho riêng mình:
Hãy nhìn sơ lược lại những nguyên nhân được kể trên, bạn đó tìm được đáp án chưa?
Đọc thêm: 18 Podcast Truyền Động Lực Để Bắt Đầu Làm Việc
Khi bạn đã làm việc ở một vị trí tương tự trong một thời gian dài, mọi thứ dường như đã trở thành thói quen.
Nếu bạn cảm thấy không còn hài lòng với công việc, hãy dành một chút thời gian suy ngẫm để tìm lại lý do tại sao bạn lại đảm nhận vị trí này. Bạn đã mong đợi điều gì từ nó? Bạn đã học hỏi được những gì? Bạn đã cải thiện và thay đổi ra sao?
Hãy đánh giá lại cuộc hành trình vừa qua của bạn; và xác định thêm cho mình những đoạn đường mới, mục tiêu mới để vực dậy cảm xúc làm việc tại thời điểm hiện tại.
Nếu bạn cảm thấy chán nản công việc của mình và điều này đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động. Đừng ngại ngần chia sẻ với cấp trên của mình.
Không những cho lời khuyên, sếp của bạn cũng sẽ đánh giá rất cao sự cởi mở này. Bạn cũng có thể đề cập những mong muốn, nguyện vọng cá nhân về định hướng phát triển sắp tới.
Biết đâu sếp cũng có thể tìm ra giải pháp dẫn dắt bạn với những hướng đi mới, hoặc bổ nhiệm cho bạn làm các vị trí công việc mới thích hợp hơn.
Đọc thêm: Đề Nghị Tăng Lương Với Sếp Sao Cho Hiệu Quả?
Khi bạn cảm thấy nhàm chán công việc bởi năng lượng chưa được sử dụng triệt để, hãy yêu cầu được làm việc nhiều hơn, tìm cách “lấp trống” khoảng thời gian nhàn rỗi của mình.
Việc thay đổi này có thể giúp bạn thu lại những đánh giá cao trong sự nghiệp. Nhưng cũng đừng quên rằng: Nhiều công việc mới tương đương trách nhiệm cao hơn, và phúc lợi đi kèm phải tương xứng với nỗ lực mà bạn bỏ ra.
Đọc thêm: Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên của trải nghiệm
Chán nản công việc khi bị bão hòa thì học thêm kiến thức để nâng cấp bản thân là một việc làm cần thiết.
Thay vì chờ cơ hội, sao không tự tạo cho mình cơ hội mới. Hãy thử tạo nên điều mới mẻ trong công việc bằng cách đăng ký một khóa học đào tạo mới, tham gia workshop, lớp học ngoại ngữ, hay tự mày mò phát triển kỹ năng để bản thân trở nên tài giỏi và tỏa sáng hơn.
Điều này cũng sẽ giúp bạn dễ dàng có những bước tiến mới trong sự nghiệp; và nhận được sự công nhận từ sếp và đồng nghiệp xung quanh.
Bạn sẽ quyết liệt hơn với công việc khi biết mình đi làm vì điều gì. Có thể là một chức vị mới hay một mức lương cao hơn.
Bất kể mục tiêu là gì thì bạn cũng sẽ vực dậy tinh thần và thoát khỏi tình trạng chán nản trong công việc. Bởi khi bạn tham vọng muốn đạt được điều gì đó, bạn sẽ tìm mọi cách để biến giấc mơ thành hiện thực. Thiết lập từng mục tiêu một để đạt được thành công lớn, công việc của bạn giờ đây sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
Đôi khi sự thay đổi sẽ mang lại những năng lượng tích cực. Nếu bạn có biểu hiện nhàm chán cũng bởi vì những tác động không-mấy-tích-cực từ môi trường làm việc, tính chất công việc không còn phù hợp, vậy thì tại sao không thử lựa chọn một lối đi mới?
Đừng bó hẹp bản thân trong vùng toàn của mình. Đừng ngại ngần khi phải đối mặt với những thử thách khi tìm công việc mới.
WSGMEDIA VIỆT NAM - là công ty thiết kế web chuyên nghiệp uy tín có trụ sở chính tại Tp Đà Nẵng. Chúng tôi thiết kế web theo chuẩn SEO, chuẩn di động. Áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để thiết kế website như HTML5, CSS3, PHP, Asp.net, Node js. Nhằm mang lại sự hiệu quả thực sự cho khách hàng WSGgroup- Sitemap