1. Bàn phím y tế
J84-2800 là mẫu sản phẩm của Medical Keyboard Cherry Electrical Products. Bàn phím nổi bật khả năng chùi rửa và lau chùi dễ dàng giúp bảo vệ sức khỏe người dùng. J84-2800 còn giúp kiểm soát sự lây lan của virus tại bệnh viện, một vấn đề tối quan trọng trong ngành công nghiệp y tế.
Ngoài ra, J84-2800 làm hoàn toàn bằng cao đặc biệt, cho phép ngâm rửa trong dung dịch tẩy rửa và sát trùng. Model rất phù hợp với những khu vực yêu cầu vô trùng nghiêm ngặt, có thể cuộn lại và cất vào túi thoải mái nhé!
2. Bàn phím đèn LED
Sản phẩm hỗ trợ người dùng tùy chỉnh màu đèn LED theo sở thích cá nhân, phối màu sống động, chỉnh cường độ sáng tăng giảm mỗi khi bạn nhấn vào phím bất kỳ. Việc tùy chỉnh khá đơn giản với các nút cài đặt nằm phía dưới cụm phím điều hướng. Còn gì thích thú hơn việc bạn có thể sáng tạo màu sắc riêng cho mỗi hành động với trò chơi yêu thích nữa nhỉ!?
3. Bàn phím sắp xếp
Chắc hẳn bạn từng tự hỏi: “Tại sao các phím lại không sắp xếp theo thứ tự ABCD? Làm như vậy có tốt hơn hiện giờ không?”. Tất nhiên, quy luật bố trí bàn phím theo phong cách QWERTY đã được nghiên cứu và kiểm chứng nên chúng ta không thể thay đổi trên bàn phím thông thường. Nhưng hàng độc DX1 lại thực hiện mọi việc rất dễ dàng. Với bàn phím này, bạn yên tâm tùy biến phím bấm theo thứ tự bất kỳ, muốn làm sao cũng ok hết nhá.
4. Bàn phím Optimus Tactus
Đây không phải kiểu sản phẩm bình thường vì nó không tích hợp nút bấm vật lý. Thay vào đó, toàn bộ bàn phím giống như màn hình cảm ứng. Không có nhiều kích thước, màu sắc hay phong cách bố trí phím, model chỉ đơn giản là một bề mặt trơn láng với các phím cảm ứng. Hơn nữa, hệ thống dễ dàng chuyển đổi từ chế độ đánh máy sang xem video nét căng.
5. Bàn phím nhận diện chữ viết tay
Hầu hết thiết bị di động đều tích hợp khả năng nhận dạng chữ viết tay. Tuy nhiên, rất hiếm bàn phím được bổ sung công nghệ này. Với thiết kế siêu mỏng và thời trang, sản phẩm dưới đây bao gồm một hệ thống nhận dạng chữ viết rất nhạy và hữu ích trong quá trình số hóa chữ viết tay của bạn.
6. Bàn phím laser
Bàn phím đang góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghệ laser và hồng ngoại. Model đặc biệt có kích thước đầy đủ và hoạt động tốt trên mọi mặt phẳng. Khi bạn mở thiết bị phát laser, một bàn phím hoàn chỉnh với các chức năng cơ bản sẽ xuất hiện trước mặt. Hệ thống cho phép kết nối thông qua Bluetooth của máy PDA, smartphone, laptop hoặc PC.
7. Bàn phím Logitech G19 Gaming
Như tên gọi của mình, Logitech G19 Gaming rất hữu ích cho giới game thủ chuyên nghiệp. Với 2 cổng USB hỗ trợ truyền dữ liệu ngược xuôi đến thiết bị ngoại vi, tại một thời điểm có thể nhận diện tối đa 5 phím được nhấn đồng thời, thực hiện những di chuyển phức tạp trong game.
Ngoài ra, màn hình LCD GamePanel gắn trực tiếp vào bàn phím cho phép trình chiếu hình ảnh, xem video và nhiều tính năng khác. Logitech G19 Gaming cũng bổ sung đèn chiếu giúp việc chơi game trong bóng tối dễ dàng hơn.
8. Bàn phím Senseboard
Một phát kiến không mới nhưng thực sự tuyệt vời. Không cần đến thiết kế rườm rà, chỉ cần sử dụng một thiết bị giải mã chuyển động của đầu ngón tay là bạn có thể điều khiển máy tính được rồi. Ý tưởng đã nghiên cứu thành công với nguyên mẫu đầu tiên xuất hiện vào năm 2001.
9. Bàn phím Optimus Maximus
Mỗi phím bấm chính là một màn hình hữu cơ phát sáng (OLED) nên mọi biểu tượng, hình ảnh đều thay đổi dễ dàng. Việc bố trí tùy biến của Optimus cho phép bạn có thể sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, từ chữ Cyrillic, chữ Hi Lạp cổ, chữ Ả Rập, chữ Hiragana của Nhật… cho đến các ghi chú, chữ số, ký hiệu đặc biệt, mã HTML, ký hiệu toán học…
10. Bàn phím Xynergi
Xynergi là một phần của những máy tính đa phương tiện, chủ yếu dành cho chuyên gia truyền thông, những người cần tới các phím riêng cho mỗi công việc khác nhau. Với Xynergi, bạn có thể biên tập phim ảnh, chỉnh sửa âm thanh, thêm hiệu ứng, mix nhạc… Cấu tạo phức tạp và mức giá khá cao, dường như Xynergi chỉ thích hợp cho những phòng thu nhỏ hay dân chơi mà thôi.
Người Sưu Tầm : Thầy Đặng Hoàng Anh