Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, cơn bão số 4 NORU đang di chuyển rất nhanh, và là cơn bão rất mạnh, có tâm sắc nét, khí áp giảm rất thấp, cấu trúc bão đồng nhất từ mặt đất lên đến độ cao 15 - 17 km.Trên đường đi của bão Noru, nhiệt độ bề mặt nước biển khá cao, và có các điều kiện khí quyển thuận lợi cho quá trình mạnh lên của bão.
Khi bão vào Biển Đông, vùng biển này thông thoáng, không có dấu hiệu của không khí lạnh hay các hệ thống thời tiết ảnh hưởng có thể làm cường độ bão suy yếu.
Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão Noru là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, ảnh hưởng đến trung Trung bộ, tương đương cơn bão San-xane năm 2006, bão Ketsana năm 2009, và bão Molave năm 2020…
Noru trở thành một trong những cơn bão có tốc độ gió tăng nhanh nhất trong lịch sử khí tượng Trái Đất hiện đại. Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Mỹ (JTWC), khi ở ngoài khơi Thái Bình Dương, sức gió cực đại của Noru tăng từ 80 km/h (cấp 9) vào ngày 24/9 lên 249 km/h (cấp 19) chỉ trong 24 giờ sau đó.
Sức gió của bão Noru chạm mốc cấp 5, cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir-Simpson. Các nhà khí tượng học chỉ ghi nhận một số ít cơn bão mạnh lên rất nhanh như Noru, theo NASA.
Yale Climate Connections cho biết mức tăng 169 km/h trong vòng 24 giờ của Noru xếp thứ 5 trong bảng kỷ lục toàn cầu. Xếp trên Noru là bão Patricia vào năm 2015 (193 km/h), Hagibis năm 2019 (193 km/h), Ambali năm 2017 (193 km/h) và Ernie năm 2017 (185 km/h).
Yale Climate Connections là chương trình của Trung tâm Truyền thông Môi trường Yale (YCEC), do tiến sĩ Anthony Leiserowitz thuộc Viện Môi trường, Đại học Yale, điều hành.
Theo đó, điều đáng chú ý là tất cả các cơn bão nhiệt đới này đã xảy ra trong bảy năm qua. Các đại dương ấm hơn do biến đổi khí hậu làm tăng đáng kể tỷ lệ xảy ra những cơn bão mạnh bất ngờ.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng dự báo đường đi của bão nhằm giúp người dùng nắm bắt thông tin và có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Hãy theo dõi bài viết để biết những trang web, ứng dụng xem dự báo đường đi của bão qua vệ tinh đơn giản, chính xác nhất.
Windy là một trong những ứng dụng dự báo thời tiết có độ chuẩn xác cao. Ứng dụng lấy dữ liệu thời tiết từ công ty cung cấp dịch vụ tương tác dự báo thời tiết Séc trên toàn thế giới.
Windy hiển thị dưới dạng biểu đồ trực quan nhiều thông số quan trọng như nhiệt độ, mức độ che phủ của mây, cảnh báo thời tiết địa phương, tốc độ gió,... để người dùng theo dõi diễn biến của các cơn bão lớn.
Ngay khi mở ứng dụng, sẽ lập tức nhận diện vị trí của bạn với tùy chọn mặc định là hiển thị sức gió. Chúng ta có thể di chuyển màn hình bằng cách dùng tay vuốt để hiển thị sức gió tại bất cứ khu vực nào, giữ nhẹ để hiển thị kinh độ, vĩ độ chính xác của địa điểm đó. Đồng thời xem dự báo trong tương lai về các thông số thời tiết của từng vị trí trong các ngày tiếp theo.
Đặc biệt, ứng dụng Windy vươn lên đứng thứ hai trong số các app tải nhiều tại Việt Nam, trong bối cảnh người dùng muốn theo dõi tình hình bão số 4 Noru.
Ngoài Windy, người dùng có thể theo dõi thời tiết qua hệ thống của Trung tâm giám sát thiên tai Việt Nam tại địa chỉ http://vndms.dmc.gov.vn/. Website này hiển thị trực quan các thông tin về thời tiết Việt Nam tương tự Windy, đồng thời có thêm thông tin dự báo về hướng di chuyển, khu vực chịu ảnh hưởng của bão.
Trên trang Zoom Earth, người dùng có thể chỉnh chế độ vệ tinh, xem vị trí, độ lớn và hướng đi dự đoán của cơn bão theo thời gian thực, dữ liệu được cập nhật mỗi 10 phút. Website còn hỗ trợ xem quãng đường di chuyển của các cơn bão trong 3 tiếng đến một ngày gần nhất. Trang này tổng hợp hình ảnh từ vệ tinh Himawari-8, dữ liệu X GOES và chuỗi vệ tinh Meteosat.
Ngoài ra, với web này bạn có thể tính diện tích một vùng tùy chọn bằng công cụ thước kẻ và công cụ hình ngũ giác ở nhóm công cụ ở trên bên phải màn hình. Và xem luồng gió, nhiệt độ, mây mưa hiện tại ở nhóm 3 công cụ bên dưới.
Himawari 8 là Vệ tinh Thời tiết Địa tĩnh (quan sát cố định một vị trí) được vận hành bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Vệ tinh này do Mitsubishi Electric chế tạo với sự hỗ trợ của Boeing, được phóng lên quỹ đạo vào ngày 7/10/2014 với chi phí chế tạo khoảng 800 triệu USD.
Công cụ theo dõi bão này còn cho phép bạn thêm nhiều vị trí vào bản đồ để nhận được cảnh báo nếu những vị trí này năm trên đường đi của bão. Nhấn vào bất kỳ vị trí nào trong số những vị trí đó và bạn sẽ thấy dự báo về thời tiết trong khoảng một tuần liền bao gồm nhiệt độ, tốc độ gió, khả năng mưa và các thông tin khác.
Trên đây là 3 ứng dụng, trang web xem dự báo đường đi của bão qua vệ tinh đơn giản, chính xác nhất giúp bạn dự phòng mối đe dọa do bão gây ra và cho phép bạn nhìn thấy đường đi của cơn bão từ ngay khi nó bắt đầu hình thành, vị trí hiện tại và hướng di chuyển của nó theo dự báo. Ngay từ bây giờ, bạn hoàn toàn có thể cập nhật những thông tin, hình ảnh mới nhất về cơn bão số 4 NORU qua vệ tinh trực tiếp một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng nhất.
WSGMEDIA VIỆT NAM - là công ty thiết kế web chuyên nghiệp uy tín có trụ sở chính tại Tp Đà Nẵng. Chúng tôi thiết kế web theo chuẩn SEO, chuẩn di động. Áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để thiết kế website như HTML5, CSS3, PHP, Asp.net, Node js. Nhằm mang lại sự hiệu quả thực sự cho khách hàng WSGgroup- Sitemap